27/8/09

A Better World

Hôm nay học anh văn được nghe bài IMAGINE của John Lennon.Thật sự buồn khi trong lớp đa số đều không thích bài hát này ngay cà cô giáo là người Anh(Quê hương của John Lennon và The Beatles) cũng nói là không thích bài hát này :(( , chắc tại cô sinh ớ Manchester còn John Lennon sinh ở Liverpool chăng ?? Có thể ca từ và nhạc điệu không thật sự hấp dẫn , lôi cuốn nhưng bài bài mang theo một thông điệp tốt , thể hiện một mong ước tốt của John Lennon. Thế giới thật sự có quá nhiều nỗi đau và ông mong bài hát có thể giúp con người thật sự hiểu nhau .Tại sao mỗi ngày chúng ta đều nghe những bài hát yêu đương vô bổ mà không bỏ chút thời gian để lắng nghe Imagine nghĩ về nổi đau mà từng ngày từng ngày nhiều người đang phải gánh chịu nào là chiến tranh nào là bệnh tật . Hãy lắng nghe , thấu hiểu và sống tốt hơn nhé
IMAGINE-JOHN LENNON

Imagine there's no Heaven
It's easy if you try
No hell below us
Above us only sky
Imagine all the people
Living for today

Imagine there's no countries
It isn't hard to do
Nothing to kill or die for
And no religion too
Imagine all the people
Living life in peace

You may say that I'm a dreamer
But I'm not the only one
I hope someday you'll join us
And the world will be as one

Imagine no possessions
I wonder if you can
No need for greed or hunger
A brotherhood of man
Imagine all the people
Sharing all the world

You may say that I'm a dreamer
But I'm not the only one
I hope someday you'll join us
And the world will live as one

22/5/09

Góp sức nhỏ cùng sẻ chia

Chúng ta đã trải qua 1 tuổi thơ rất đầy bình yên và hạnh phúc đúng không? Chúng ta đã trải qua rất nhiều ngày 1/6 đầy vui vẻ đúng không?Nhưng các bạn biết không xung qua chúng ta có rất nhiều đứa trẻ có tuổi thơ không được hạnh phúc,đến nỗi những đứa trẻ đó chưa bao giờ tận hưởng ngày quốc tế thiếu nhi 1 cách đúng nghĩa.Hiểu được ý nghĩa của ngày 1/6;với mục đích giao lưu ,chia sẻ tình cảm với các em mồ côi ,bộ phận SMAG của Margroup đã tổ chức chương trình mang tên “GÓP SỨC NHỎ-CÙNG SẼ CHIA”.

Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 14g30-17g30 ngày 29/05/2009 tại mái ấm Quận 8, 73/10 đường Dương Bá Trạc,quận 8.

Ngoài ra,SMAG tổ chức mua bán những vật dụng rất quen thuộc với mục đích gây quỹ từ thiện cho tổ chức với giá rẻ:bút bi(2500 đ/cây),bút chì 2B( 2000 đ/cây),móc khóa (6000-7000 đ/cái),khẩu trang(5000 đ/cái)….

Các bạn có thắc thắc hoặc muốn đăng kí đi mái ấm thì xin vui lòng gửi về địa chỉ email team14_2@yahoo.com ,thời gian đăng kí từ ngày 20/5-12g trưa ngày 29/5,các bạn cũng có thể đóng góp tập,bút,sách,… để tặng các em.

Nào,hãy cùng nhau tham gia,hãy thể hiện tinh thần”lá lành đùm lá rách”,hãy mang đến ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 thật sự đúng nghĩa cho các em, các bạn nhé!!!!

Sau dây là hình các mặt hàng nè


Dễ thương quá chỉ có 7k thui

Em này thì 6k nhé

Hơi ngầu tí lấy 5k

Fan MU đâu rồi 5kCái này thì quá quen thuộc rùi 2,5k/cây

21/5/09

Sự thật hay chỉ là trò đùa

27/8/2007 Sao Hỏa to như Mặt Trăng ?

Trong vài ngày qua chắc hẳn trên Yahoo Messager bạn đã đọc được tin nhắn tương tự như thế này:

"Sao Hỏa sẽ trở nên sáng nhất trên bầu trời vào ngày 27/8/2007 này. Khi đó, bằng mắt thường nó sẽ giống như một mặt trăng thứ hai. Khoảng cách khi ấy giữa sao Hỏa và trái đất là 35 triệu kilomét. Hãy chú ý đón xem vào lúc 00:30 ngày 27/8, bạn sẽ thấy trên bầu trời có 2 mặt trăng đều to và đẹp như nhau!!! Hãy nói ngay cho bạn bè và người thân của bạn đón xem, vì lần tiếp theo sự kiện này diễn ra là vào năm 2287. Lúc đó không ai ngày nay còn sống để chứng kiến".

Thông tin này còn tràn ngập trên các blog và diễn đàn, mọi người truyền tai nhau để cùng đón xem một hiện tượng thiên văn hiếm gặp.

Trò đùa !

Tin nhắn này là một trong nhưng tin nhắn “đùa cợt” nổi tiếng trên Internet, thậm chí có tên gọi Mars Hoax để dành riêng cho nó ( Mars:Sao Hỏa, Hoax: trò chơi xỏ). Nhưng do tính chất thời gian, nó chỉ xuất hiện vào dịp tháng 8 hằng năm, nên khiến cho rất nhiều người tin tưởng nhất là khi nhận được lời nhắn từ chính người thân của mình.
Nhưng tin nhắn này bắt nguồn từ đâu, và tại sao chỉ đến dịp tháng 8 nó mới rộ lên ?

Sự thật.

Nếu bạn là người quan tâm đến thiên văn hoặc là người hay nắm bắt thông tin, hẳn bạn còn nhớ vào một sự kiện vào tháng 8 năm 2003.

Vào tháng 8 năm 2003 Sao Hỏa ở vị trí gần Trái Đất nhất hơn bao giờ hết trong khoảng 60.000 năm với khoảng cách 34.65 triệu dặm.

Trên quĩ đạo quay quanh mặt trời, khi Trái Đất và Sao Hỏa ở vị trí cùng một phía so với mặt trời là thời điểm chúng tiến lại gần nhau.Cứ trung bình khoảng 2 năm thì thời điểm này lặp lại. Nhưng do chu kỳ chuyển động khác nhau và quĩ đạo hai hành tinh có hình elíp nên phải rất lâu thời điểm này mới rơi vào vị trí gần nhất của hai quĩ đạo.(chu kỳ sao hỏa chuyển động quanh Mặt Trời khoảng 320 ngày)

Ngày 27-8-2003, Sao Hỏa và Trái Đất nằm thẳng hàng theo một phía từ Măt Trời trên hình chiếu quĩ đạo. Thời điểm này lại rơi vào vùng nhau nhất của hai quĩ đạo. Để có lại một lần khác như thế này phải mất hơn 60.000 năm nữa.

Tận dụng cơ hội này các tàu thăm dò Sao Hỏa đã được phóng lên như :NASA với Mars Exploration Rovers chở 2 xe tự hành: Spirit và Opportunity, Cơ quan hàng không Vũ trụ Châu Âu với tàu Mars Express.



Thời điểm và khỏang cách các lần lại gần nhau của Trái Đất và Sao Hỏa

Bao sáng Sao Hỏa ?

Sao Hỏa sáng bằng mặt trăng ! Đó là điều không tưởng. Xét về độ sáng trong các hành tinh thì sao Hỏa có độ sáng biểu kiến biến động nhất. Bình thường nó chỉ là một ngôi sao sáng màu đỏ nhưng khi lại gần điểm gần Trái đất độ sáng tăng dần lên và có lúc vượt qua Sao Mộc để trở thành vật thể sáng thứ 4 trên bầu trời chỉ sau Mặt Trời Mặt Trăng và Sao Kim (còn gọi là sao Mai, sao Hôm).

Khi sao Hỏa lại gần trái đất chúng ta sẽ rất ấn tượng với một ngôi sao rực sáng màu đỏ. Và là thời điểm thuận lợi để các nhà thiên văn nghiệp dư với các kính thiên văn nhỏ có thể quan sát rõ một số các chi tiết như chỏm băng, màu sắc trên bề mặt của hành tinh này.
Hiện nay khoảng cách các gần tiếp cận nhau của Trái Đất và sao Hỏa ngày càng xa dần và phải đến 284 năm nữa sau điểm tiếp cận vào năm 2287 khoảng cách này mới bắt đầu thu hẹp dần.

Bao giờ sao Hỏa lại gần Trái Đất.

Đáng ngạc nhiên là ít người biết, theo chu kỳ khoảng 2 năm thì đến 24 -12 năm nay Sao Hỏa lại đến gần Trái Đất, độ sáng biểu kiến của nó hiện nay là 0.6 sẽ tăng lên đến khoảng -1.6 chỉ kém sáng hơn sao Mộc một chút (khoảng -1.Cool.

Đây là dịp chúng ta định vị quan sát bằng mắt và nhìn qua kính thiên văn để thấy một số các chi tiết của hành tinh “anh em” này .

Tài liệu tham khảo
[1] http://www.kidscosmos.org/kid-stuff/...positions.html
[2] http://www.spacetelescope.org/images/html/opo0534l.html
[3] http://wwwuser.oat.ts.astro.it/messe...3_When_Eng.htm

VATC Party






20/5/09

Ôi đáng yêu quá đi thôi






You were always on my mind


Maybe I didn't love you
Quite as often as I could have
Maybe I didn't treat you
Quite as good as I should have

If I made you feel second best
I'm so sorry I was blind
You were always on my mind
You were always on my mind

Maybe I didn't hold you
All those lonely, lonely times
And I guess I never told you
I'm so happy that you're mine

Little things I should have said and done, oh
I just never took the time, oh yeah oh yeah
You were always on my mind, oh oh yeah
You were always on my mind

Baby
Tell me..
Tell me that your sweet love hasn't died, oh yeah
Baby, give me..
Give me one more chance to keep you satisfied
Because you were always on my mind
Oh, oh yeah

Oh yeah
You were always on my mind
You were always on my mind yeah
Oh, you
Every day that we have
You were always on my mind
Oh yeah
You were always on my mind
You were always on my mind

At First , I want to tell about my love

AC MILAN

Giai đoạn: 1899/1929


Vào ngày 16/12/1899 CLB bóng đá và Cricket Milan đã ra đời, nhưng cái tên Milan xuất hiện trước công chúng là vào ngày Thứ hai, ngày 18/12 trong một bài báo trên tạp chí Gazzetta dello Sport. Trụ sở chính được đặt tại Fiaschetteria Toscana ở Via Berchet thành phố Milan và chủ tịch là Alfred Ormonde Edwards. Milan gia nhập Liên đoàn bóng đá Italia IFF (Italian Football Federation) tháng Một năm sau đó (1890).


Huy hiệu của câu lạc bộ

Đội bóng chỉ chơi một trận duy nhất trong mùa giải đầu tiên, đá với Torino, và mặc dù thua trận Milan vẫn giương cao chiếc cúp đầu tiên 'King's Medal', được trao bởi King Umberto I.


Herbert Kilpin, đội trưởng huyền thoại đầu tiên của Rossoneri.

Mùa giải 1900/01, Milan giành Cúp quốc gia đầu tiên và cúp King's Medal thứ hai. Mùa giải sau đó họ cũng giành được chiến tích này. Qua nhiều năm, đội bóng của Kiplin đã trở lên quá thành công và Milan trở thành CLB lừng danh nhất vùng Lombardy, giành chiếc cúp danh giá 'Palla Dapples' trong 3 mùa liên tiếp (1904/05 - 1905/06 - 1906/07), mặc dù họ thất bại trong cuộc đua giành chiếc cúp Quốc gia thứ 2 liên tiếp. Cho đến mùa giải 1905/06 họ đã giành được Cúp quốc gia thứ 2 và giành luôn cúp này mùa giải sau đó (lần thứ 3).


Louis Van Hege mùa giải 1909/1910

Cầu thủ dẫn dắt là Louis Van Hege, một cỗ săn bàn tuyệt vời với hiệu suất ghi bàn trung bình là 1.1 bàn một trận. Mùa giải 1914/15, Giải vô địch quốc gia bị trì hoãn vì Chiến tranh thế giới thứ I, và chỉ bắt đầu lại vào năm 1919. Sau nhiều thay đổi trong hệ thống quản lý, Pietro Pirelli được bầu làm chủ tịch mới của CLB. Ông giữ chức vụ này hơn 20 năm, và đã xây dựng SVĐ San Siroium.
Giai đoạn: 1929/1949

Những năm 1920s là thời kỳ đi vào xây dựng, củng cố đội hình của Rossoneri và họ đã không đoạt được danh hiệu nào.
CLB đổi tên từ Milan F.C. thành Milan Associazione Sportiva, và thay đổi BLĐ, Umberto Trabattoni trở thành chủ tịch CLB năm 1940. Ông giữ chức đến năm 1954. CLB đã trải qua một thời kỳ khó khăn với phong độ thất thường. Họ thường kết thúc ở vị trí giữa bảng xếp hạng, rất hiếm khi xếp ở vị trí Top 4.


Đội hình Milan (mùa giải 1940/41)

Chiến tranh thế giới thứ II đã làm gián đoạn nền bóng đá cho đến mùa giải 1946-47 giải vô địch quốc gia trở lại với quy định mỗi đội chỉ đá với nhau 1 trận. Milan đã cố gắng kết thúc mùa ở vị trí thứ 4 sau các đội rất mạnh vào thời điểm đó là Torino, Juventus và Modena. Qua 2 mùa liên tiếp sau đó đã có sự hồi sinh của CLB khi họ kết thúc ở vị trí thứ 2 và thứ 3. Chức vô địch 2 năm này đều thuộc về Torino.

Giai đoạn: 1949/1955

Với sự có mặt của Gunnar Nordhal đã làm nên một kỷ nguyên mới cho Rossoneri khi bắt đầu thành lập giải Vô địch quốc gia (League Title). Ngoài Nordhal, người đã giành giải vua phá lưới với 35 bàn trong mùa giải 1949/50, hai cầu thủ Thụy Điển khác đã gia nhập CLB: Nils Liedholm và Gunnar Gren. Cả ba cầu thủ này, cùng với thủ môn Buffon, là những cầu thủ rất quan trọng.


Gren và Annovazzi năm 1950.

Milan giành Cúp quốc gia lần thứ tư mùa giải 1950/51 và giành luôn cúp Latin Cup.
Thành công nối tiếp thành công và Nordahl trở thành vua phá lưới 3 mùa liên tiếp 1952/53, 1953/54 và 1954/55.


Nordahl những năm 50.

Năm 1954, Juan Alberto Schiaffino, với biệt danh "Pepe", đến từ Penarol và trở thành một trong những cầu thủ dẫn dắt của Milan những năm sau đó


Jorgen Sorensen, Eduardo Ricagni, Gunnar Nordahl, Juan Alberto Schiaffino và Amleto Frignani (mùa giải 1954/55)
Giai đoạn: 1955/1960

Mùa giải 1955/56 Milan lần đầu tiên tham dự cúp Châu Âu Champions Cup và họ đã để thua nhà vô địch sau đó Real Madrid ở trận bán kết, nhưng đã nhâng cao chiếc cup Latin Cup lần thứ hai khi họ vượt qua Athletic Bilbao với tỷ số 3-1 ở trận chung kết.


Nils Liedholm tại San Siro (Milan-Inter mùa giải 1958/59).

Với sự lãnh đạo của HLV mới Gipo Viani, Milan đã giành chức vô địch quốc gia (league title) mùa giải 1956/57, với phát hiện mới là tiền đạo Gastone Bean, người đã ghi 17 bàn cho Milan. Một năm sau đó, CLB trở nên hùng mạnh hơn khi Josè Altafini gia nhập CLB: cầu thủ Brazil này đã giành hết các giải được khán giả bình chọn với kỹ thuật và tốc độ của mình, và cùng với người đội trưởng "già" Liedholm, Cesare Maldini và "Pepe" Schiaffino, cầu thủ dẫn dắt lối chơi ở tuyến giữa huyền thoại, Milan đã giành chức vô địch với trận đối đầu hồi hộp, hấp dẫn cuối mùa giải với Fiorentina.


"Pepe" Schiaffino tại Genoa (1958)

Schiaffino, một trong số các cầu thủ xứng đáng là nhà vô địch thực thụ, đã chơi mùa giải cuối cùng tại Milan tuy không giành được danh hiệu, nhưng ít nhất Rossoneri đã vượt qua đối thủ truyền kiếp cùng thành phố Inter 5-3 trong trận derby, với 4 bàn thắng của Altafini.


Altafini ghi bàn vào lưới Inter (1959/60)

Giai đoạn: 1960/1970

Trong khi những năm trước thành công của CLB in dấu ấn của các cầu thủ nước ngoài (Gre-No-Li, Schiaffino-Altafini), thì giai đoạn 1960 - 1970, các cầu thủ Italia không chỉ giữ vai trò quan trọng trong lịch sử CLB mà còn trong màu áo đội tuyển quốc gia. Từ Olympic Rome 1960 các cầu thủ như Trapattoni, Trebbi, Alfieri và Noletti cùng với cầu thủ trẻ Gianni Rivera (chơi trận đầu tiên cho CLB khi mới 17 tuổi gặp CLB cũ của cậu ta là Alessandria với chiến thắng 5-3). Rossoneri đã dẫn đầu trong suốt mùa giải nhưng đã bị thua ở 2 trận cuối cùng gặp Bari và Fiorentina, đã đánh mất chức vô địch và chỉ về thứ 2.

Khi Nils Liedholm ra đi, 'Paròn' Nereo Rocco đến làm HLV trưởng đã báo trước cho một kỷ nguyên mới của Milan, đánh dấu bởi thành công cả trên sân nhà và sân khách. Chiếc cúp đầu tiên là Chức vô địch quốc gia mùa giải 1961-62, nhưng thành công đáng nhớ nhất là chiếc cúp Châu Âu (European Cup) đầu tiên. Trong trận chung kết với Benfica, diễn ra tại SVĐ Wembley ngày 22/05/1963, là một trận cầu hấp dẫn: Milan nhâng cao chiếc cúp vô địch sau khi đánh bại CLB Bồ Đào Nha này với tỷ số 2-1 (Altafini ghi 2 bàn cho Milan và Eusebio ghi bàn cho Benfica). Hình ảnh mẫu mực của người đội trưởng Cesare Maldini nhâng cao chiếc cúp vô địch cùng với Nereo Rocco vẫn còn in mãi trong trái tim của những CĐV của Rossoneri.


Nereo Rocco và Cesare Maldini với chiếc cúp European Cup tại Wembley (1963)

Milan không thể lặp lại thành công của họ trong cúp liên lục địa Intercontinental Cup, tại đó Milan đã để thua sát nút 1-0 tại Maracanà Stadium trong trận gặp Santos. Cuối mùa giải, chủ tịch Andrea Rizzoli đã rời CLB sau 9 năm thành công mỹ mãn với 4 chức vô địch quốc gia, 1 Latin Cup và 1 chức vô địch European Cup. Người ta nhớ đến ông không chỉ trên khía cạnh thành công về số danh hiệu đạt được mà còn là người thành lập trung tâm đào tạo Milanello – là tài sản vô giá cho các thế hệ sau.


Gianni Rivera tại San Siro (1968)

Sau một số mùa giải thất vọng khi CLB chơi sa sút so với tiềm năng của họ, Milan đã trở lại vị trí đầu bảng xếp hạng vào mùa giải 1967-68, giành chức vô địch lần thứ 9 và thành công hơn nữa với chức vô địch Châu Âu European Cup một năm sau đó. Trong trận chung kết diễn ra tại SVĐ Bernabeu bộ đôi Rivera-Prati cùng các đồng đội đã đánh bại CLB đến từ Hà Lan - Ajax, khi có cầu thủ trẻ Johan Cruijff, với tỷ số 4-1. Thủ môn của Milan Fabio Cudicini đã được đặt biệt hiệu là 'The Black Spider' (Nhện đen) sau thành tích chói lọi trong trận gặp Manchester United tại vòng bán kết. Milan cuối cùng cũng trở thành nhà vô địch thế giới sau chiến thắng 3-0 tại San Siro sau khi để thua 2-0 tại SVĐ Bombonera Stadium tại Buenos Aires gặp Estudiantes. Gianni Rivera sau đó đã giành danh hiệu Quả bóng vàng Châu Âu trong cuộc bình chọn European Footballer of the Year năm 1969, đồng thời ông được đặt cho danh hiệu cao quý: 'trong một thế giới khô khan của bóng đá, chỉ có Rivera là người sở hữu được những nét thi ca.'


Fabio Cudicini (đầu tiên bên phải) mừng chiến thắng European Cup cùng các đồng đội (1967-68).
Giai đoạn: 1970/1985

Một thời kỳ đen tối nhất của lịch sử CLB Milan với ít thành tích nhất. Điểm sáng duy nhất trong thời kỳ này là giành chức vô địch quốc gia lần thứ 10, năm 1979. CLB giành được 3 Italian Cup và 1 European Cup Winners’ Cup (Cúp C3).
Những nhà vô địch Italia dưới sự huấn luyện của nhà cầm quân Nils Liedholm, người đã cho một cầu thủ trẻ cơ hội xuất hiện lần đầu tiên và sau này trở thành một trong những hậu vệ đội trưởng xuất sắc nhất thế giới: Franco Baresi. Franco chơi trận đầu tiên cho Milan vào ngày 23/04/1978 thắng Verona 2-1.


Franco Baresi trong trận derby với Inter mùa giải 1978-79

Những năm này cũng chứng kiến sự xuất hiện và ra đi nhanh chóng của nhiều HLV và sự kiện huyền thoại Gianni Rivera giã từ sân cỏ. Ông sau đó trở thành phó chủ tịch CLB.

Tám năm đầu thập niên 1980 CLB bị tụt dốc nghiêm trọng sau những năm thành công. Họ đã phải chơi 2 mùa giải ở Serie B. Tuy nhiên, đã có những tin mừng khi Paolo Maldini bắt đầu bước vào sự nghiệp bóng đá theo sự nghiệp của cha. Anh ra mắt lần đầu tiên vào ngày 20/01/1985 trong trận hòa 1-1 với Udinese. Và đương nhiên rồi, Paolo đã kế vị Baresi và trở thành đội trưởng của Milan, đưa Milan đến những thành công sau đó.

Giai đoạn: 1985/2007

Sau thành công ở các mùa giải trước, Nils Liedholm lại trở thành HLV trưởng. Tuy nhiên, ông đã không đạt được thành tích tốt trên cả giải vô địch quốc gia và các cúp khác. CLB đã bắt đầu đi vào một cuộc tổng cải cách mới khi vào ngày 24/03/1986, Silvio Berlusconi trở thành vị chủ tịch thứ 21 của Milan.

Vị chủ tịch mới đã quyết định cách cách triệt để, tăng cường toàn diện cho đội hình 1 của CLB. Mùa giải 1986/78, Roberto Donadoni, Dario Bonetti, Giuseppe Galderisi, Daniele Massaro và Giovanni Galli đã gia nhập cùng các ngôi sao người Anh là Mark Hateley và Ray Wilkins. Họ mất không nhiều thời gian để kết dính lại với nhau khi đã giúp Milan có một suất tham dự UEFA Cup khi chiến thắng trong trận play-off với Sampdoria, với bàn thắng duy nhất của Massaro.


Massaro và Baresi tại Milanello

Mùa 1978/89 Milan có sự dẫn dắt của Arrigo Sacchi. The new coach was an exponent of zonal marking, total football, along with pressure and speed on opponents when they had possession. Cùng với sự gia nhập của 2 ngôi sao Hà Lan là Marco Van Basten và Ruud Gullit, CLB đã bước vào một kỷ nguyên mới đầy lý thú đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của bóng đá không chỉ ở Italia mà còn trên toàn thế giới. Cầu thủ trẻ Alessandro Costacurta cũng được đưa lên đội hình chính và Milan đã có được những thời khắc không thể tin nổi trong suốt mùa bóng. Ngoại trừ một số hình phạt bất lợi ngoài sân cỏ, bao gồm cả quyết định xử thua 2-0 trong trận đâu với Roma, toàn thể đội đã chiến đấu, sánh ngang cùng CLB Napoli của Diego Maradona trên đỉnh bảng xếp hạng. Cho đến ngày 18/03/1988 sau chiến thắng 3-2 ngay trên sân San Paolo của Napoli Milan đã giành chiếc cúp quốc gia lần thứ 11 và là chiếc cúp đầu tiên trong kỷ nguyên Berlusconi.

Bộ đôi người Hà Lan Gullit và Van Basten cùng với sự gia nhập của người đồng hương Frank Rijkaard tạo thành bộ ba mới đến từ 1 quốc gia giống như bộ ba gồm Gunnar Nordhal, Nils Liedholm và Gunnar Gren – bộ ba 'Gre-No-Li' – đã làm vào những năm 1950. Kể từ đó, thành công nối tiếp thành công. Mùa giải 1988/89, Milan thống trị Châu Âu, nhâng cao chiếc cúp Champions Cup sau loại Vitocha, Red Star Belgrade (Sao đỏ Ben gát), Werder Brema và sau đó Real Madrid tại bán kết để vào chung kết gặp Steaua Bucarest. Hơn 100,000 khán giả đã ngồi chật kín SVĐ Nou Camp của Barcelona để theo dõi Milan giành chiến thắng 4-0. Dưới sự chỉ đạo của Sacchi, CLB đã giành 1 Chức vô địch quốc gia, 2 cúp C1 Châu Âu, 2 cúp liên lục địa Intercontinental, 2 Siêu cúp Châu Âu và 1 Siêu cúp quốc gia Italia.


Bộ ba ngôi sao Hà Lan: Gullit-Rijkaard-Van Basten

Tiền vệ cũ của Milan Fabio Capello đã thay thế Sacchi vào đầu mùa giải 1992/93 nhưng CLB vẫn tiếp tục thống trị cả trong nước và Châu Âu. Họ giành 4 chức vô địch quốc gia (3 lần liên tiếp), 3 Siêu cúp Italia, 1 cúp C1 Châu Âu (chiến thắng trong trận chung kết đáng nhớ với Barcelona) và 1 Siêu cúp Châu Âu.

Giai đoạn giữa các năm 1986 và 1996 là thời kỳ thành công nhất của CLB, không chỉ trên số các cúp đoạt được, mà còn trên sự thành công tuyệt vời của CLB và lối đá đẹp, hấp dẫn. Họ được gọi là: "Đội cận vệ Hoàng gia" và "Những người không thể bị đánh bại". CLB tiếp tục thành công với các HLV tiếp theo (Tabarez, sau đó tiếp tục là Sacchi và Capello) nhưng dưới sự dẫn dắt của Alberto Zaccheroni năm 1999, Milan đã giành được Chức vô địch quốc gia lần thứ 16 của mình trong mùa giải có sự chuyển giao sang thiên niên kỷ mới.

Phần còn lại của lịch sử hào hùng của Milan diễn ra tới giai đoạn hiện nay, với sự dẫn dắt của Carlo Ancelotti. Milan đã giành Chức vô địch Champions League năm 2003 khi họ đánh bại kỳ phùng địch thủ Juventus trong trận chung kết. Đồng thời Milan cũng giành được Italian Cup và Siêu cúp Châu Âu cùng trong năm đó.


Mừng chiến thắng tại San Siro sau khi giành Italian Cup và Champions League (mùa giải 2002/03)

Chức vô địch quốc gia lại trở lại với phòng trưng bày Via Turati của CLB vào mùa giải 2003/04. Đó là chức vô địch thứ 17 và CLB bắt đầu mùa giải sau đó với việc giành Siêu cúp quốc gia Italia vào ngày 21/8/2004. Tuy nhiên, mùa giải 2004/05 họ đã không giành được danh hiệu nào nữa mặc dù đã có phong độ rất tuyệt vời. Mùa giải 2006/2007 lại là một mùa giải tuyệt vời khác. Milan có được rất ít cơ hội khi đã phải bị trừ điểm bởi tòa án thể thao Italia cùng một số CLB khác trong vụ scandal Moggi khi mùa giải mới bắt đầu. Nhưng họ đã vượt lên trên tất cả và kết thúc mùa giải với thành tích tuyệt vời. Các cầu thủ vừa trở lại sau chiến thắng oanh liệt tại đấu trường danh giá nhất thế giới World Cup 2006. Đội hình được tập trung tại Milanello, đoàn kết và đồng lòng, và họ đã vượt qua được vòng sơ loại để có mặt trong vòng bảng Champions League sau khi thắng Red Star Belgrade. Milan cũng khởi đầu tốt tại Giải vô địch quốc gia Serie A và nhanh chóng san lấp được số điểm trừ -8 điểm. Các học trò của Carlo Ancelotti đã đạt phong độ cực kỳ tốt và đã vào đến trận chung kết, và đứng ở vị trí thứ 4 tại Serie A. Với vị trí thứ 4 an toàn để có thể góp mặt tại Champions League năm sau, họ bước vào trận chung kết Champions League với hừng hực khí thế, sức mạnh thể hiện trên từng khuôn mặt các cầu thủ nhằm trả lại món nợ, điều bất hạnh mà họ đã phải chịu đựng trong trận chung kết 2 năm trước đó trước Liverpool trên SVĐ OACA Spyro Louis Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp lại nỗ lực, tinh thần quật khởi đó của Milan, họ đã giành chiến thắng thuyết phục trước Liverpool với tỷ số 2-1 tại Athens. Lão tướng Filippo Inzaghi đã ghi 1 bàn thắng trong mỗi hiệp và người ghi bàn gỡ muộn màng cho Liverpool là Steven Gerrard. Milan đã giành chức vô địch C1/Champions League lần thứ 7, thành tích huy hoàng chỉ đứng sau Real với 9 lần.

Khai trương blog đây . Mọi người vào xem ủng hộ nha